Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Mối nguy hại viêm đường hô hấp tái phát lúc giao mùa

Thời tiết thay đổi và nỗi lo viêm đường hô hấp tái phát

Với các bậc phụ huynh có con nhỏ, thời tiết thay đổi là thời điểm đáng lo ngại nhất khi lúc này, cơ thể trẻ dễ dàng bị tấn công bởi vô số loại vi khuẩn, virus gây bệnh viêm đường hô hấp.

Đổi thời tiết và nỗi lo viêm đường hô hấp tái phát ở trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)

Nắng mưa thất thường, nhiệt độ thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi khiến cho những virus gây bệnh cúm, viêm họng, cảm lạnh...sinh sôi. Trong khi đó, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, sức đề kháng kém, là đối tượng dễ dàng bị tấn công và nhiễm bệnh. Vì thế, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh vào lúc giao mùa luôn cao hơn mọi thời điểm trong năm.

Khi mắc những căn bệnh này, dấu hiệu thường gặp đó là: sốt, ho, sổ mũi, hắt hơi, quấy khóc, bỏ ăn, đau họng, nhức đầu, nôn trớ, đi ngoài…

Ở nước ta, trẻ em nhiễm khuẩn đường hô hấp tăng cao trong 5 năm gần đây do thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm… Bệnh viêm đường hô hấp có tỉ lệ tái nhiễm bệnh cao nhất và cũng là bệnh gây tử vong đáng lo ngại.

Mối nguy hại của viêm đường hô hấp tái phát

Mối nguy cơ tiềm ẩn của viêm đường hô hấp tái phát thường xuyên là khiến suy giảm sức đề kháng, biếng ăn kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng. Điều này dễ dàng ảnh hưởng tới giai đoạn phát triển của trẻ, khiến trẻ chậm lớn, chậm phát triển các kỹ năng và trí tuệ.

Biếng ăn, suy dinh dưỡng là một trong những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ khi trẻ thường xuyên mắc bệnh viêm đường hô hấp tái phát (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ thường chủ quan khi thấy trẻ ho hắng, sốt, nhức đầu, sổ mũi…bởi cho rằng đây là những triệu chứng đơn giản. Thế nhưng, trên thực tế, những căn bệnh đơn giản ở trẻ hoàn toàn có thể chuyển biến khó lường. Từ viêm họng với những dấu hiệu ho hắng đơn giản, nếu không được xư trí đúng cách, để lâu dễ dẫn tới những căn bệnh nguy hiểm, đáng sợ như viêm phổi, viêm phế quản…Thậm chí nếu không chữa dứt điểm, trẻ có thể mắc những căn bệnh mãn tính như hen suyễn… Trên thực tế, khoa Nhi tại các bệnh viện đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ mắc chứng viêm phổi nguy hiểm tới tính mạng vì cha mẹ chủ quan với những dấu hiệu ho, sốt. Ho, sốt, nôn trớ nhiều còn có thể khiến trẻ kiệt sức, mất nước nghiêm trọng…dẫn tới ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.

Sử dụng kháng sinh khi mắc bệnh viêm đường hô hấp có thể khiến hệ miễn dịch suy giảm.

Viêm đường hô hấp còn khiến trẻ có nguy cơ phải sử dụng kháng sinh dài ngày. Sử dụng kháng sinh là con dao 2 lưỡi, có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại nhưng cũng làm mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi ở trẻ. Dùng kháng sinh lâu dài khiến trẻ bị suy yếu hệ miễn dịch, điều đó càng làm cho trẻ dễ dàng mắc bệnh, dẫn tới vòng luẩn quẩn cứ ốm lại phải dùng kháng sinh. Kháng sinh cũng ảnh hưởng tới các cơ quan trọng yếu trong cơ thể trẻ như gan, thận…

Cần làm gì khi trẻ thường xuyên bị ho, sốt, cảm cúm

Có thể chủ động phòng ngừa viêm đường hô hấp bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, môi trường sinh sống giúp trẻ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắ bệnh này. Những trẻ có tiền sử mắc phải bệnh viêm đường hô hấp thì càng cần chủ động hơn trong việc giúp phòng ngừa bệnh lý này hoàn toàn.

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng 4 nhóm chất là một trong những phương pháp tự nhiên giúp trẻ chống lại những yếu tố gây bệnh

Để phòng, chống bệnh khi nhiệt độ đột ngột giảm cần tăng cường sức đề kháng bằng việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý bằng cách sử dụng các loại rau xanh, trái cây tươi đảm bảo đầy đủ vitamin A, C, E, canxi, khoáng chất, chất xơ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Thường xuyên bổ sung lượng nước sinh bù tân dịch bị hao tổn do bài tiết. Tốt nhất là các loại nước có tính mát, nước hoa quả, đồ uống thể thao.

Luôn giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ tốt, vệ sinh răng miệng đúng cách và rửa mũi bằng nước muối sinh lý phòng bệnh.

Khi trẻ đã có dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp như ho, sốt, sổ mũi…cha mẹ cần kịp thời đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân bị bệnh là do vi khuẩn hay virus và có phương án điều trị phù hợp.

Nếu không cần phải sử dụng kháng sinh, cha mẹ có thể tích cực chăm sóc trẻ tại nhà. Trẻ bị ho nhiều có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ, gây nôn trớ khiến trẻ có nguy cơ bị mất nước, cha mẹ nên dùng những loại siro giảm ho thành phần thiên nhiên an toàn giúp loãng đờm, long đờm… Đây là biện pháp hữu hiệu giúp bé giảm những cơn ho và dễ chịu hơn.

Thuốc ho thảo dược Prospan sản xuất bởi Engelhard Arzneimittel, Đức, được nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả và tin dùng trên 102 quốc gia. Prospan chứa cao khô lá thường xuân chiết xuất theo quy trình đặc biệt, được cấp bằng sáng chế bảo hộ độc quyền.

Sản phẩm chỉ định cho trường hợp viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn tính.

Chống chỉ định trường hợp bất dung nạp fructose, phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Số đăng ký thuốc VN-17873 -14, XNQC số 0145 Bộ Y tế cấp ngày 16/8/2016.

Thông tin truy cập wesite hoặc facebook. Hotline: 094 240 8866

0 nhận xét:

Đăng nhận xét